Thiết kế nội thất Nhật phù hợp với nhà Việt

Nội thất Nhật Bản lắp đặt ở đâu cũng giữ được 3 nét đặc trưng chính, tối giản và tiện ích, gần gũi với thiên nhiên, an yên không vướng bận.

Kiến trúc sư Hồ Quý Tự của Hiashi từng sinh sống và làm việc nhiều năm tại xứ Phù Tang trước khi về Việt Nam. Ông cho biết, người Nhật đề cao vẻ đẹp tối giản, tinh tế và khác biệt, song không thể thiếu dấu ấn cá nhân của gia chủ. Khi thiết kế nội thất cho các ngôi nhà Việt, kiến trúc sư cần dung hòa những khác biệt về điều kiện tự nhiên, thói quen và sở thích giữa hai nước. Song điều cốt yếu vẫn phải giữ được 3 nét đặc trưng của phong cách kiến trúc Nhật Bản.

Tối giản và tiện ích

Nhật Bản là nơi có mức sống đắt đỏ, mật độ dân cư cao, đặc biệt tại các thành phố lớn như Tokyo, Osaka... Vì vậy, phần lớn ngôi nhà Nhật Bản thường bố trí nội thất gọn gàng và tinh giản, tận dụng mọi khoảng trống nhưng vẫn bảo đảm không gian sống thoải mái, ấm cúng và tiện ích.

thiet-ke-noi-that-nhat-phu-hop-voi-nha-viet

Thiết kế nội thất phong cách Nhật Bản đề cao nét thanh tịnh, đơn giản.

Triết lý Thiền truyền thống của Nhật Bản cũng truyền cảm hứng cho phong cách kiến trúc tối giản và tự nhiên. Mọi yếu tố đường nét, hình thức, không gian, ánh sáng, vật liệu... trong nội thất đều thấm nhuần tinh thần này. Gia chủ chuộng các vật dụng như bàn ghế, kệ sách, tủ đồ, toilet bên trong... nhỏ gọn, mỏng nhẹ, đủ dùng, chế tác từ vật liệu tự nhiên. Nhờ sắp xếp hợp lý, người Nhật ở bất cứ đâu cũng dễ dàng tạo cho mình không gian làm việc, sinh sống và nghỉ ngơi dễ chịu, không lãng phí một cm nào.

Gần gũi với thiên nhiên

Những ngôi nhà bao trùm bởi bê tông cốt thép thô cứng, bày biện nhiều vật dụng quá cỡ... không phổ biến ở xứ sở hoa anh đào. Người Nhật chuộng không gian sống hòa vào tự nhiên, thông thoáng, đan xen cây xanh và nguồn nước vào nơi sống.

thiet-ke-noi-that-nhat-phu-hop-voi-nha-viet-1

Một ngôi nhà Nhật Bản hài hòa tự nhiên trong showroom Hiashi.

Người Nhật ưa dùng nội thất gỗ (gỗ tự nhiên hoặc công nghiệp) với gam màu trung tính (màu đất hay nước), giúp không gian sống thêm trang nhã và ấm cúng. Đặc biệt, ánh sáng tự nhiên được bố trí như một nghệ thuật tinh tế. Các ngôi nhà phong cách Zen thường được thiết kế nhiều ô cửa sổ lớn để đón thêm ánh nắng mặt trời, giúp không gian bên ngoài và nội thất bên trong hòa nhập vào nhau một cách tự nhiên nhất.

Nhà là nơi an yên

Người Nhật quan niệm, nhà là nơi làm việc, sinh sống, thư giãn và thưởng thức cuộc sống. Ai cũng mong căn phòng của mình không bề bộn như cuộc sống bên ngoài, mang tới không gian an trú sau ngày dài làm việc mệt mỏi. Đó cũng là lý do khiến phong cách thiết kế Nhật Bản ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam.

thiet-ke-noi-that-nhat-phu-hop-voi-nha-viet-2

Hiashi muốn mang phong cách nội thất Nhật vào nhà Việt.

Phong cách nội thất Nhật Bản không trang trí cầu kỳ, song vẫn toát lên vẻ tinh tế, sự tĩnh tại, thoáng đãng và đầy dấu ấn cá nhân, mang đến cảm giác an yên trọn vẹn cho gia chủ. Chính vì thế mà kiến trúc sư phải lắng nghe, tham vấn và chia sẻ kỹ lưỡng với gia chủ để thiết kế phòng khách, phòng ngủ, ban công, các vật dụng thiết yếu… đậm chất Nhật Bản nhưng phù hợp với nhà Việt.

An San

Công ty cổ phần Hiashi thuộc hệ thống Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Kiến Nhật KNC, đơn vị chuyên thiết kế, thi công và nhập khẩu các sản phẩm nội ngoại thất cao cấp Nhật Bản. Thế mạnh của Hiashi là các dòng sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường và chất lượng cao như phim dán cách nhiệt Wincos, sàn gỗ nhựa Kankyo Wood II… Các sản phẩm của Hiashi đều được các đối tác lâu năm như Tập đoàn Nova Land, khách sạn Novotel, Liberty… tin dùng.

[Back]



Related news

10 mẫu thiết kế vườn sân thượng tuyệt đẹp

Phòng tắm vừa đẹp vừa ấn tượng nhờ những mẫu giấy dán tường

Ánh sắc hoàng kim

Biệt thự có thiết kế độc đáo với góc nhìn 360 độ

Đã mắt với 3 thiết kế sân vườn nhỏ nhưng ngập tràn cảm hứng

“Chất” thiên nhiên

Ngôi nhà với phong cách vintage đẹp đến mức ai cũng ao ước được sở hữu

“Thác” đổ nơi mặt tiền

Thiết kế nổi bật trên một sườn đồi ở Pháp

Tường kính - Xu hướng mới cho không gian bếp hiện đại

Một chỗ quây quần

Độc đáo lối kiến trúc “nhà trong nhà”

15 ý tưởng lưu trữ trong nhà bếp giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian tìm kiếm đồ đạc