“Chất” thiên nhiên

Do nhu cầu sử dụng, căn biệt thự được thiết kế với khá nhiều phòng ngủ. Cách bố trí không gian chung – riêng cùng giải pháp kết nối thiên nhiên vào không gian sống đã tạo được hiệu quả dễ chịu.

2B7A0300_resize

Giải pháp kiến trúc lệch tầng được áp dụng cho công trình xuất phát từ mong muốn có được cảm giác như đang ở trên đồi của gia chủ. Anh muốn không gian sinh hoạt của mình phải có sự tách biệt so với con đường và phố xá xung quanh.

Việc bố trí garage ở tầng trệt, còn khối nhà chính được nâng cao hơn mặt đường 1,5m đã trở thành giải pháp tốt nhất nhằm giảm bớt chi phí nâng nền cho toàn bộ công trình. Một vạt dốc thoai thoải với đá tảng và cỏ xanh dẫn từ sân vườn lên đến cửa chính: tạo hình ảnh một mỏm đồi thấp giữa khu vườn.

Một yếu tố khác làm đậm thêm “chất” thiên nhiên ở đây là một hồ cá lớn được bao bọc trong hình L của khối nhà. Cá koi là niềm đam mê lớn của gia chủ, thế nên mỗi không gian quan trọng trong căn biệt thự đều phải mở tầm nhìn ra “nhân vật” trung tâm này.

Toàn bộ không gian liên thông ở tầng trệt cũng như phòng ngủ chính, phòng sinh hoạt chung và sân thượng trên tầng cao nhất đều sở hữu góc nhìn đẹp xuống hồ nước – vườn.

2B7A0258_resize

2B7A0313_resize

2B7A0253_resize

Do diện tích đất rộng, ngôi biệt thự nằm gọn giữa sân vườn. Phong cách kiến trúc châu Á nhiệt đới đương đại có đường nét gọn gàng và phù hợp với thiên nhiên. Các chất liệu nước, gỗ, đá, điểm tô bằng cây xanh với màu sắc trung tính dễ chịu.

Thêm một chút táo bạo đến từ khoảng thông tầng với vách kính mở ra ngoài trời, hệ lam lớn che nắng ở mặt tiền và sân thượng, vách tường cầu thang với những ô lấy sáng vào ban ngày và buổi đêm lại trở thành đèn hắt sáng ra khu vực hồ cá, hay “khối hộp” là ban công phòng ngủ chính chìa ra phía trên hàng hiên.

2B7A0284_resize

2B7A0293_resize

2B7A0297_resize

2B7A0278_resizeÝ tưởng thiết kế còn dựa trên một yêu cầu khác, đó là đề cao “sự nghỉ ngơi” ở mọi khu vực trong nhà. Gia chủ có thể tìm thấy nơi ngả lưng thoải mái ở góc khác nhau. Thêm nữa, sự khác biệt ở những chi tiết cũng được cân nhắc để không gian sống thêm màu sắc.

Sự khác biệt lớn nhất là ở nội thất phòng sinh hoạt chung với đôi chút hoài niệm ẩn chứa phá cách qua nội thất. Hoặc ở khu vực liên thông bếp – bàn ăn – phòng khách, một hệ lam gỗ đã được lắp đặt và chạy dọc gần hết chiều dài tầng trệt.

Phần trần gỗ này tạo thành điểm nhấn trang trí với dụng ý kết nối không gian, cũng là nơi bố trí và “giấu” hệ thống điện kín đáo.

Qua những vách kính lớn ở khu vực sinh hoạt được yêu thích này, gia chủ còn rất dễ dàng quan sát và tận hưởng khoảng sân vườn “trau chuốt” hiếm có này.

2B7A0266_resize

2B7A0240_resize

2B7A0232_resize

GÓC KIẾN TRÚC SƯ:
Thiết kế kiến trúc luôn là một cuộc chơi đầy mê say với bố cục không gian và chất liệu. Các khu vực chức năng không nên chỉ bố trí trên một mặt bằng, cũng không nhất thiết phải rạch ròi, tách bạch.

Tôi luôn mong muốn một tổng thể không gian phải có đủ cao – thấp, đặc – rỗng, lớn – nhỏ, riêng – chung kết hợp nhuần nhuyễn với nhau.

KGMU---MB

[Quay lại]



Các tin liên quan

Trang trí tường cho những phòng ngủ siêu nhỏ

Bố trí không gian giải trí trong nhà hợp phong thủy

Sử dụng đèn chiếu điểm và đèn soi tranh trong trang trí phòng khách

Trang trí nhà đẹp với những mẫu đèn tự chế

Làm đẹp những góc chết trong nhà

Đèn tường trong phòng khách

Những lưu ý để làm tăng vượng khí của ngôi nhà

Sự hình thành và phát triển của đèn chùm

20 phong cách thiết kế cảnh quan hồ bơi

Đèn thả trang trí

Đèn gắn trần phù hợp không gian nội thất

Hóa giải hướng xấu cho nhà bằng nước

Những đảo bếp xinh xắn cho căn bếp trắng

Đèn cây trong trang trí và chiếu sáng

Làm sàn nhà hợp phong thủy thêm sinh khí

Căn hộ 34 m2 vẫn đủ riêng tư

Nét hiện đại của biệt thự nghỉ dưỡng ở ngoại ô nước Úc

Bày sopha sát tường, ra đường gặp quý nhân

5 cách bố trí căn hộ nhỏ hẹp

Ngôi nhà tuyệt đẹp như trong chuyện cổ tích