Dung hòa chung và riêng, xưa và nay

den.vn

Tiện nghi hiện đại làm sao hợp với không gian kiểu truyền thống như nhà rường, nhà sàn, nhà phố cổ? Phòng thờ hay bàn thờ nên bố trí thế nào cho các thế hệ đều hài lòng? Nhà kiểu mới có dùng đồ nội thất xưa?… Những băn khoăn như thế luôn xuất hiện trong các câu hỏi tư vấn về nội thất – kiến trúc, nói cách khác cũng là sự dung hòa hình và thế của không gian.

Dung hòa các mặt đối lập trong không gian sống tương tự biểu tượng âm – dương của dịch học phương Đông – tương tác lẫn nhau, không thể tách rời. Từ sự khác biệt trong quan niệm sống giữa các thế hệ, đến sự xung đột giữa tính riêng tư và giao tiếp chung, phong thủy luôn phải tìm lời giải cho các cặp đối lập ấy, nhất là vào thời điểm khởi đầu năm mới, người ta thường khởi sự làm nhà hay bài trí, sửa chữa nội thất.

Sự khác biệt về gốc văn hóa

Cần điểm qua sự khác biệt Đông – Tây để tìm ra nguồn gốc các vấn đề đối lập. Nếu phương Tây với hệ lịch xem năm mới là dịp ghi dấu thời gian trên đường thẳng tiến triển, thì văn hóa phương Đông (có Việt Nam) coi thời gian là những vòng tròn tuần hoàn, xuân – hạ – thu – đông rồi lại xuân… Dương lịch mỗi năm cộng thêm một số, trong khi đó Âm lịch cứ 60 năm lại quay trở lại một vòng thiên can địa chi. Sự khác biệt cơ bản này giải thích khá nhiều quan niệm Đông – Tây khác nhau trong tổ chức không gian sống cũng như bảo tồn di sản.

Đồ gỗ xưa trong nhà thời nay cần có phối kết kỹ lưỡng, quan tâm đến phụ kiện, tranh ảnh, chiếu sáng... để tránh xung khắc về ngũ hành và thẩm mỹ
Đồ gỗ xưa trong nhà thời nay cần có phối kết kỹ lưỡng, quan tâm đến phụ kiện, tranh ảnh, chiếu sáng… để tránh xung khắc về ngũ hành và thẩm mỹ
Đồ gỗ xưa trong nhà thời nay cần có phối kết kỹ lưỡng, quan tâm đến phụ kiện, tranh ảnh, chiếu sáng... để tránh xung khắc về ngũ hành và thẩm mỹ
Đồ gỗ xưa trong nhà thời nay cần có phối kết kỹ lưỡng, quan tâm đến phụ kiện, tranh ảnh, chiếu sáng… để tránh xung khắc về ngũ hành và thẩm mỹ
Đồ gỗ xưa trong nhà thời nay cần có phối kết kỹ lưỡng, quan tâm đến phụ kiện, tranh ảnh, chiếu sáng... để tránh xung khắc về ngũ hành và thẩm mỹ
Đồ gỗ xưa trong nhà thời nay cần có phối kết kỹ lưỡng, quan tâm đến phụ kiện, tranh ảnh, chiếu sáng… để tránh xung khắc về ngũ hành và thẩm mỹ

Phong tục cổ truyền Nhật Bản có thông lệ cứ 20 năm (tương ứng một vận trong phong thủy) lại dỡ những khu đền Thần đạo, dựng lại từ đầu để đem lại sức sống mới. Ở Việt Nam, nhiều công trình quan trọng cũng được chuyển chỗ, cơi nới đến nỗi khó biết được hình dạng gốc ra sao. Theo quan niệm phong thủy Á Đông đó chính là tồn thần (giữ lại ý niệm, tinh thần) chứ không nhất thiết tồn hình (giữ nguyên gốc chi tiết) và nhiều tập tục hay giai thoại thiếu chính xác, tam sao thất bản vẫn được hậu thế lưu truyền. Ngược lại, người phương Tây luôn muốn bảo tồn từng chi tiết, dùng phân tích khoa học để tìm ra bằng chứng lịch sử. Kiến trúc hiện đại phương Tây thiên về duy lý, đậm dấu ấn cá nhân, áp dụng thành tựu kỹ thuật tiên tiến vào xây dựng. Trong khi đó ngôi nhà kiểu Đông phương dù làm trong thời mới vẫn nhiều pha trộn, tồn lưu cách làm cũ, đồng thời được “cải biên”, sao chép qua nhiều thời kỳ, dễ gây ra sự chắp vá thiếu cơ sở. Có thể thấy các công trình kiến trúc phương Tây (nhất là nhà thờ và nhà ở tư nhân) luôn khác biệt về niên đại rất rõ, rất sáng tạo, thậm chí đi trước thời đại. Trong khi đó một ngôi chùa Đông phương xây ở thế kỷ XXI trông kiểu dáng bố cục hay mái cong cứ như chùa xây trước đó cả… ngàn năm, khác chăng có thêm… sơn nước, nhôm kính, còn chùa xưa mộc mạc màu gỗ tường ngói rêu phong – sự sao chép quá khứ này được người phương Đông tự hào và cho là có kế thừa.

Từ khác biệt về gốc văn hóa Đông – Tây, vấn đề đặt ra là làm sao dung hòa hợp lý giữa yếu tố tiện nghi, công năng hiện đại (Kim) với tinh thần, nếp sống, nội thất truyền thống (Mộc) mà cụ thể là câu chuyện phòng thờ và các không gian chung, riêng trong nhà ở.

Xưa và nay trong không gian phòng thờ

Người Việt xưa luôn đặt bàn thờ tổ tiên tại trung tâm nhà chính, cũng là chỗ tiếp khách nên có người cho rằng hai không gian này là một. Thực ra những nhà có điều kiện vẫn thường làm gian thờ riêng, có thể kết hợp thờ tự của cả dòng họ. Người xưa không đưa gian thờ lên lầu, đơn giản vì ngôi nhà thuở đó… không có lầu (ngoại trừ cung điện, chùa tháp) và kết cấu nhà chủ yếu bằng khung gỗ, tranh tre, chưa có sàn đúc nên gian thờ phải ở nơi vững chắc, ổn định. Cư dân vùng nông nghiệp lúa nước thường phải đối mặt với lũ lụt nên nền nhà của họ luôn phải tôn lên cao so với mặt đất, dạng nhà sàn hoặc nhà đắp nền để tránh ẩm thấp, ngập nước. Gian thờ vì thế nằm trên nền có bậc thềm cao, trên bàn thờ là thiên đỉnh – mái nhà, có lối thoát hơi thoát khói, thông thiên.

Phòng thờ hiện đại bố trí trên tầng cao, sau lưng tọa vững chãi, trước mắt hướng thoáng đãng (có thể kết hợp nơi thờ cúng với không gian sinh hoạt, thư phòng, trà thất…)
Phòng thờ hiện đại bố trí trên tầng cao, sau lưng tọa vững chãi, trước mắt hướng thoáng đãng (có thể kết hợp nơi thờ cúng với không gian sinh hoạt, thư phòng, trà thất…)
Phòng thờ hiện đại bố trí trên tầng cao, sau lưng tọa vững chãi, trước mắt hướng thoáng đãng (có thể kết hợp nơi thờ cúng với không gian sinh hoạt, thư phòng, trà thất…)
Phòng thờ hiện đại bố trí trên tầng cao, sau lưng tọa vững chãi, trước mắt hướng thoáng đãng (có thể kết hợp nơi thờ cúng với không gian sinh hoạt, thư phòng, trà thất…)

Trong ngôi nhà hiện đại, xếp đặt gian thờ cũng phải tuân thủ chặt chẽ và vận dụng linh hoạt các nguyên tắc truyền thống nêu trên, đó là: vị trí cao, phía trên bàn thờ không có các phòng ốc khác, trước bàn thờ là các không gian trang trọng hoặc sân trống. Như vậy phòng thờ đặt tại lầu thượng sẽ đạt được các tiêu chí này. Mặt khác nhà phố thường bị vây chặt bởi các nhà chung quanh, nếu đặt bàn thờ dưới tầng trệt ngay trong phòng khách bước vào sẽ khó thông thoáng mùi nhang khói, rồi trên đầu của bàn thờ có khi là phòng vệ sinh, nơi trẻ em chơi đùa… làm giảm tính tôn nghiêm.

Nhà có khuôn viên, có thể bài trí không gian tiếp khách, thờ tự thuần chất truyền thống tại góc riêng biệt
Nhà có khuôn viên, có thể bài trí không gian tiếp khách, thờ tự thuần chất truyền thống tại góc riêng biệt

Tất nhiên vẫn có ngoại lệ, nhất là khi gia đình neo người, người cao tuổi lên xuống khó khăn. Giải pháp dung hòa hơn là tính toán vị trí đặt phòng thờ (hoặc bàn thờ) ngay từ thiết kế ban đầu để chủ động bố trí. Ví dụ, đặt ở tầng trệt thì chỗ thờ nên nằm kề cận giếng trời hoặc trong khoảng thông tầng, nên lui về phía sau và không “lộ diện” ở phòng khách, nhất là với phòng khách trang trí hiện đại, tránh gây khập khễnh về nội thất. Nhà có khuôn viên rộng có thể bố trí gian nhỏ làm phòng thờ mô phỏng kiểu thức truyền thống, độc lập với nơi ở. Trong căn hộ chung cư, diện tích nhỏ thì bàn thờ nên đặt nơi đủ thoáng, vẫn phải đảm bảo thế trang trọng và hình dáng của tủ thờ sao cho tương ứng với không gian căn hộ. Có thể thiết kế tủ thờ kết hợp với tủ trang trí, tủ ngăn phòng.

Tôn trọng chung và riêng

Một trong những điểm khác biệt giữa nhà ở và các công trình công cộng là tính định cư lâu dài và sự riêng tư. Ngay cả những công trình gần với nhà ở như khách sạn, resort… thì quan niệm về sử dụng và bố trí không gian vẫn có khác biệt cơ bản, do đó nhiều người xây nhà riêng như “khách sạn năm sao” đều thấy không phù hợp trong quá trình sử dụng. Phòng ngủ ở khách sạn dù rộng rãi tiện nghi nhưng chỉ là phòng chứ không là nhà vì không có bếp núc, bàn thờ, chỗ giặt phơi, kho chứa đồ… so với một ngôi nhà dù nhỏ như một căn phòng nhưng có phần bếp núc ổn định, chỗ thờ cúng gia tiên…

Những góc riêng tư vẫn có thể đan xen với không gian chung, miễn là gia chủ biết tôn trọng bố cục chung, không tùy tiện trong bố trí
Những góc riêng tư vẫn có thể đan xen với không gian chung, miễn là gia chủ biết tôn trọng bố cục chung, không tùy tiện trong bố trí
Những góc riêng tư vẫn có thể đan xen với không gian chung, miễn là gia chủ biết tôn trọng bố cục chung, không tùy tiện trong bố trí
Những góc riêng tư vẫn có thể đan xen với không gian chung, miễn là gia chủ biết tôn trọng bố cục chung, không tùy tiện trong bố trí

Việc quá đề cao tính riêng tư, tính cá nhân có thể khiến ngôi nhà rơi vào tình trạng mỗi người một ý, một sở thích, một sinh hoạt riêng khiến trường khí chung của ngôi nhà không còn thống nhất, sinh khí bị chia tách, giảm sút. Ví dụ như làm chỗ tiếp khách riêng cho từng đứa con (ở trong hoặc ngoài các phòng ngủ) hay làm phòng ngủ khách (dự trù) khá rộng rồi đóng cửa để đó. Việc “dành” nhiều chỗ cho khách đưa đến tình trạng không khí trong nhà luôn náo nhiệt, khó đảm bảo sự riêng tư. Do vậy một số gia chủ có giao tiếp nhiều nhưng vẫn muốn đảm bảo riêng tư thường chọn cách đưa không gian tiếp khách vào một khu vực biệt lập tùy theo điều kiện có thể, ví dụ như nhà phố có sân thì làm một chòi nhỏ để bạn bè hàn huyên hay biệt thự thì có một hàng hiên mở hướng ra vườn. Các căn hộ chung cư nếu không khéo ngăn chia cũng gặp nhiều phiền toái: bước vào nhà đã thấy ngay bếp ăn, khách ngồi chơi mà nhìn xuyên thấu bếp núc (lộ khẩu táo) thông thống vào phòng ngủ cũng như phòng vệ sinh…

Phong thủy hiện đại luôn có những giải pháp tôn trọng riêng tư chứ không sùng bái cá nhân để dung hòa lợi ích giữa các thành viên. Cụ thể là khi xét thứ tự ưu tiên bài trí phong thủy, hệ thống cửa đi (môn) ở vị trí đầu tiên vì liên quan đến đóng mở, bảo vệ, giao tiếp, đối ngoại… Kế tiếp là bếp (táo) gắn bó thiết thực với chuyện ăn uống trong nhà. Ở hai hạng mục này đều đặt yếu tố tuổi tác chủ nhà cần phải hợp, mở cửa vào không đụng ngay bếp, cửa không thẳng hàng nhau tránh trực xung… và đều chưa đụng chạm gì đến riêng tư của ai cả. Sau đó là chủ, từ lớn đến nhỏ, thứ tự trên tinh thần bình đẳng: ai hợp góc nào cát tường với tuổi của mình thì được bố trí phòng ốc về phía đó, các khu vực hung (xấu) sẽ đặt kho, phòng vệ sinh…, các khu vực cát (tốt) sẽ là nơi giao tiếp chính, phân định chủ khách rạch ròi.

Tóm lại, biết vận dụng linh hoạt các giá trị truyền thống vào kiến trúc hiện đại để hạn chế nhược điểm, tăng cát giảm hung, dung hòa tốt các mặt tưởng chừng đối lập nhau vào một thể thống nhất sẽ giúp không gian sống đáp ứng nhu cầu các thế hệ, không đối nghịch tiện nghi hiện đại với nhu cầu phong thủy và ước muốn cư trú an lành, bền vững của mọi người.

[Quay lại]



Các tin liên quan

Thiết kế quán bar theo phong cách Origami ở Luxembourg

Ngôi nhà hiện đại cho cặp vợ chồng trẻ

Sáng tạo không gian dân dã với đèn nơm

Ngôi nhà trong hẻm Sài Gòn với vườn xanh mát

CĂN NHÀ THÔ MỘC NHƯNG BẤT CỨ AI NHÌN VÀO CŨNG PHẢI MÊ

Nét thanh lịch và hiện đại của kiến trúc nhà M

Nội thất phòng ngủ nhiệt đới với sức quyến rũ kỳ lạ

Đèn trang trí – Tác phẩm nghệ thuật” đến từ Cara

15 ý tưởng thiết kế đẹp cho phòng tắm nhỏ

Tạo điểm nhấn cho ngôi nhà với những mẫu đèn chùm độc đáo

Phỏng vấn KTS Shunri Nishizawa

Ý tưởng trang trí ấn tượng với họa tiết ngựa vằn

Chiếu sáng cho ngôi nhà

Những mẫu thiết kế sân thượng tuyệt đẹp

Thiết kế nội thất Nhật phù hợp với nhà Việt

Kiến trúc Berlin dưới góc nhìn đối xứng hoàn hảo

“Bí kíp” giúp tự trang trí nội thất nhà tuyệt đẹp

Nghệ thuật chiếu sáng công cộng: Từ sơ khai đến mãn khai

Cách trang trí nội thất theo phong cách Á Đông

Phong thủy phòng ăn - Cách bố trí, những bất lợi và biện pháp giải quyết