Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đèn LED

Bóng đèn led ngày nay là sản phẩm chiếu sáng quen thuộc ở trong mỗi gia đình, cơ quan. Tuy nhiên bạn đã bao giờ quan tâm tìm hiểu xem cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bóng đèn led? Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu biết một các cơ bản nhất về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của thiết bị LED chiếu sáng.

2015_04_02_11_28_44_98.jpgCấu tạo của bóng đèn Led

– Phần tử phát sáng LED: Bản chất của LED là một đi-ốt, nó chứa một chíp bán dẫn có pha các tạp chất để tạo ra tiếp giáp P-N. Kênh P chứa lỗ trống, kênh N chứa điện tử, dòng điện truyền từ A-nốt( kênh P) đến K-tốt (kênh N). Khi điện tử lấp đầy chỗ trống nó sinh ra bức xạ ánh sáng, các bước sóng phát ra có màu khác nhau tùy thuộc vào tạp chất trong chíp bán dẫn. LED phân thành ba loại chính theo dải công suất: cỡ nhỏ, cỡ trung bình, cỡ lớn.

– Mạch in của bóng đèn: Chất lượng mạch in, chất lượng mối hàn giữa LED với mạch in ảnh hưởng đến lớn đến độ bền của đèn, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới như Việt nam, nếu chất lượng của mạch in và mối hàn không tốt dễ gây oxi-hóa đứt mạch in, không tiếp xúc làm cho đèn không thể phát sáng sau một thời gian sử dụng. Trong thực tế người ta có thể sử dụng mạch in thường, hoặc bằng nhôm, gốm cho phép tản nhiệt nhanh cho loại LED công suất trung bình và lớn.

– Bộ nguồn: Bộ nguồn cấp điện cho đèn LED phải đảm bảo cung cấp dòng điện và điện áp ổn định phù hợp lới loại LED đang sử dụng các linh kiện chế tạo bộ nguồn phải có tuổi thọ sử dụng tương đương với tuổi thọ của LED.

– Bộ phận tản nhiệt: Phần tản nhiệt cho đèn LED được thiết kế nhằm đưa phần tinh thể phát sáng xuống nhiệt độ thấp nhanh nhất, bộ phận này đặc biệt quan trọng khi thiết kế đèn LED công suất lớn, nếu bộ phận tản nhiệt này có kết cấu không phù hợp thì phần tử LED sẽ nhanh bị già, hiệu suất phát sáng giảm đi đáng kể.

– Vỏ: Để đảm bảo cho đèn hoạt động ổn định và bền, vỏ đèn được chế tạo để có độ chống thấm nước cao, đồng thời đảm bảo khả năng tỏa nhiệt nhanh chóng.

Sự chuyển rời của các hạt điện và lỗ qua mối nối PN của LED
Sự chuyển rời của các hạt điện và lỗ qua mối nối PN của LED

Nguyên lý hoạt của bóng đèn LED

Bóng đèn LED dựa trên công nghệ bán dẫn. Hoạt động của bóng đèn LED giống với nhiều loại điốt bán dẫn. Khối bán dẫn loại P chứa nhiều loại lỗ trống tự do mang điện tích dương nên khi ghép với khối bán dẫn N (Chứa các điện tử tự do) thì các lỗ trống này có xu hướng chuyển động khuyếch tán sang khối N. Cùng lúc khối P lại nhận thêm các điện tử (điện tích âm) từ khối N chuyển sang. Kết quả là khối N tích điện âm (thiếu hụt lỗ trống và dư thừa điện tử) trong khi khối N tích điện dương (thiếu hụt điện tử và dư thừa lỗ trống). Ở biên giới hai bên mặt tiếp giáp, một số điện tử bị lỗ trống thu hút và khi chúng tiến lại gần nhau, chúng có xu hường kết hợp với nhau tạo thành các nguyên tử trung hòa. Quá trình này có thể giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng (hay các bức xạ điện từ có bước sóng gần đó).

LED thường có điện thế phân cực thuận cao hơn điốt thông thường, trong khoảng 1,5 đến 3V. Nhưng điện thế phân cực nghịch ở LED thì không cao. Do đó LED rất dễ bị hư hỏng do điện thế ngược gây ra.

[Quay lại]



Các tin liên quan

Các căn hộ 3 phòng ngủ cho gia đình nhiều người

Gam màu trầm mang đến cho gian bếp sự hiện đại và mới lạ

Thiết kế nội thất chung cư 70m2

Thiết kế góc vườn xinh xắn cho nhà bạn

Phòng ngủ xinh đẹp cho bé gái

Các ngôi nhà hướng Tây vẫn mát mẻ

Hướng đến tối giản

Hữu dụng và thẩm mỹ

Căn hộ gọn đẹp nhờ thiết kế tối giản

10 ý tưởng đơn giản giúp ngôi nhà của bạn đẹp hơn

Những ngôi nhà ống có mặt tiền hẹp

Khi ngôi nhà phải phân chia

Không gian của nghệ thuật

Tòa nhà xanh có thiết kế độc đáo soi bóng xuống hồ

Ngôi nhà xanh trong lòng thành phố

3 công trình gạch mộc của Việt Nam ấn tượng trên báo Tây

Không gian tĩnh lặng

“Không gian tổng thống” ở Lào Cai

Nội thất cho căn hộ chung cư 54m2

Nội thất tuyệt vời với hệ thống chiếu sáng đa dạng